Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

nấu thế nào để giữ chất lượng thực phẩm

Bạn không nên nấu rau củ lâu quá. Bạn nấu càng lâu thì rau càng mất nhiều dưỡng chất.

Sveta Bhassin, một chuyên gia dinh dưỡng ở Mumbai (Ấn Độ), đã đưa ra những lời khuyên sau nhằm giúp bạn vẫn giữ được dinh dưỡng của thực phẩm khi nấu. Đó là:

* Bạn không nên nấu rau củ lâu quá. Bạn nấu càng lâu thì rau càng mất nhiều dưỡng chất. Rau xanh bạn nên nấu nhanh và không cần nêm nếm gia vị nhiều.
* Hầu hết các loại rau đều ít nhiều còn thuốc trừ sâu phủ lên trên nên bạn hãy ngâm rau trong nước muối hoặc dung dịch nước rửa rau trước khi dùng.


Không nên hâm đi hâm lại thức ăn, sẽ làm mất chất thực phẩm

* Hành tây là nguồn giàu quercetin, chất chống ô-xy hóa quan trọng. Nhưng sai lầm là ở chỗ chúng ta thường thái hành ngay trước khi dùng nó. Thường thì hành nên được thái ra và để như vậy trong ít nhất 10 phút trước khi nấu vì quá trình ô-xy hóa giúp kích hoạt quercetin.

* Sữa mua tại nông trại chưa được tiệt trùng nên được đun sôi trong ít nhất 10-15 phút ở nhiệt độ sôi để diệt vi khuẩn.

* Hạn chế hâm thực phẩm vì hâm làm mất dưỡng chất của thực phẩm.

* Trước khi trữ thực phẩm vô tủ lạnh, bạn hãy dùng miếng giấy nilon bọc ra ngoài để tránh làm lẫn mùi vị với nhau.

* Không bao giờ dùng nồi và chảo có sơn phết, trang trí. Một số làm từ chì và chất độc hại có thể gây rối loạn tiêu hóa.

* Dùng nồi nhôm nấu có thể làm tăng hàm lượng nhôm trong các mô não vì rất khó thải chất nhôm ra khỏi cơ thể. Những ai mắc bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) thường có hàm lượng nhôm trong mô não cao.


Theo Thanh niên/The Times of India

thức ăn nhanh dùng sao cho đúng

Thức ăn nhanh (fast food) là từ dùng để chỉ những loại thức ăn được chế biến nhanh và làm sẵn, có thể ăn trong thời gian ngắn, thậm chí tranh thủ vừa đi vừa ăn.

Thức ăn nhanh được thiết kế từ những thực phẩm giàu năng lượng nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho một ngày lao động nhẹ. Đây là một đặc trưng của lối sống công nghiệp hiện đại bận rộn, việc ăn uống cần ít thời gian và công sức. Một số thức ăn nhanh đặc trưng du nhập từ nước ngoài vào Việt nam là bánh hamburger McDonald’s, gà rán KFC – Kentucky Fried Chicken, khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì sandwich kẹp đồ nguội, hotdog, … Và các loại thức ăn nhanh ít phổ biến hơn, được Việt Nam hóa như cơm trộn, mì trộn, xôi mặn…


Hãy gọi ly nước ngọt nhỏ để phối hợp làm tăng khẩu vị cho bữa ăn


Thành phần bánh hamburger là một chiếc bánh mì sandwich kẹp với 1-2 miếng thịt xay chiên giòn, ít cà chua và rau xà lách, gia vị đi kèm là tương ớt, tương cà chua hoặc sốt khác… Nước uống đi kèm thường là nước ngọt có ga. Những miếng thịt gà to bọc bột xù chiên giòn, khoai tây chiên và ly coke là một bộ KFC cổ điển. Hotdog là bánh mì ổ mềm kẹp 2 cây xúc xích chiên. Bánh pizza làm từ bột nướng phối trộn các loại phô-mai, jambon, xúc xích, thịt sốt…

Với thành phần nguyên liệu và cách chế biến như trên, có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của thức ăn nhanh là nhiều đạm, nhiều béo, nhiều năng lượng và ít rau. Các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm cho biết, dầu được sử dụng để chiên rán KFC là dầu được hydro hóa, có khả năng kích thích sự thèm ăn của người sử dụng và gây ra tình trạng “nghiện”. Các món này rất ngon miệng nên một người có thể dùng một lúc 2-3 phần. Đây là điều kiện để năng lượng dư thừa tăng thêm, là nguồn gốc gây ra chứng béo phì, nhất là trong cuộc sống tất bật thiếu thời gian và điều kiện vận động như hiện nay.


Thật ra, không ai phủ nhận sự ngon lành và tiện lợi mà thức ăn nhanh mang lại cho con người. Bằng chứng là các nhà hàng thức ăn nhanh mọc lên ngày càng nhiều và luôn tấp nập dù giá thành không rẻ. Hình ảnh một người vừa đi vừa xách túi thức ăn nhanh hoặc vừa chạy xe vừa ăn rất phổ biến ở các nước phương Tây, còn ở Việt nam thì đa số là thưởng thức tại chỗ ở các nhà hàng máy lạnh mát mẻ. Các bạn trẻ là đối tượng chính của dạng công nghiệp thực phẩm này, và các nguy cơ cho sức khỏe sẽ luôn “rình rập” các “fan cuồng nhiệt” của thức ăn nhanh. Vì vậy bạn cần phải biết cách sử dụng hợp lý dạng thức ăn này



Nguy cơ cho sức khỏe sẽ luôn “rình rập” các “fan cuồng nhiệt” của thức ăn nhanh

Đối diện một hộp thức ăn nhanh còn nóng hổi, bạn hãy từ từ thưởng thức nó. Hãy ăn chậm, nhai kỹ nhiều lần để thưởng thức trọn vẹn cảm giác khoái khẩu, đồng thời việc đưa thức ăn từ từ vào dạ dày sẽ giúp cơ thể có thời gian để tăng đường huyết, tạo cảm giác no và chúng ta sẽ không cần thiết dùng thêm một suất nữa. Nếu ăn nhanh, bạn sẽ có nguy cơ ăn vào quá nhiều trước khi có cảm giác no.

Hãy gọi ly nước ngọt nhỏ để phối hợp với loại thức ăn chiên khô khan làm tăng khẩu vị cho bữa ăn, nhưng đừng đổi thành ly lớn như lời mời của các cô bán hàng nhé. Nếu bạn không cần bồi dưỡng tích cực thì bình thường chỉ nên dùng 1 suất thức ăn thôi. Nếu còn đói hãy ăn thêm thức ăn khác như tô bún nước trong ít thịt nhiều giá, trái cây…
Bữa ăn kế tiếp trong ngày cần nhớ là chúng ta đã ăn nhiều đạm và béo, thiếu rau và vitamin, vì vậy nên bù lại bằng bữa ăn đủ chất bột đường, ít chất đạm hơn, hạn chế tối đa chất béo bằng cách ăn món hấp, luộc; ăn thêm nhiều rau và trái cây ít ngọt. Tùy vào tình trạng dinh dưỡng của bản thân mà bạn quyết định tần suất sử dụng thức ăn nhanh của mình trong tuần. Nếu bạn có cơ thể cân đối, có thể một tuần hai ba lần ghé vào hàng thức ăn nhanh. Nếu bạn thừa cân, phải rất cân nhắc khi chọn loại thức ăn không phù hợp này.



Tự làm gà rán tại nhà

Chọn mua thịt gà đã qua kiểm dịch tại siêu thị. Rửa sạch với muối và để ráo. Chặt miếng bằng bao diêm hoặc lớn hơn. Chiên vàng đều. Làm nước sốt gồm nước mắm ngon, đường, bột nêm. Đun nóng chảo, cho nước sốt vào đun sôi, cho gà vào lăn đều tới khi nước sốt sền sệt là được.

Thức ăn nào cũng vậy, có mặt lợi và mặt hại, nên tự chế biến để đảm bảo liều lượng và vệ sinh. Các bà mẹ chính là người cần tỉnh táo và “cầm chịch” để trẻ em không sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên, vì sự mất cân đối thành phần dinh dưỡng của chúng sẽ dẫn đến sự phát triển cơ thể không tốt nếu sử dụng thường xuyên.

Có thể trẻ không chỉ mê gà rán mà còn thích được vui chơi tại nhà hàng mát mẻ hoặc được cùng ăn với bố mẹ…

Một đặc điểm khá lạ của thức ăn nhanh là càng ăn càng ghiền. Vì vậy cần kiên quyết từ đầu. Giai đoạn tuổi nhỏ là lúc tạo nên thói quen ăn uống cho trẻ.

Nếu trẻ quá ghiền thức ăn nhanh thì chúng ta phải giải thích rõ ràng các tác hại để hạn chế các đòi hỏi, yêu cầu quá đáng của trẻ. Cần quy định rõ ràng như một tuần chỉ được ăn một hoặc hai lần và cố gắng thực hiện đúng.


Theo BS. CK1 Đào Thị Yến Thủy
Nguồn: Xinhxinh.com.vn

mẹo vặt trong chế biến thức ăn

Trong vô vàn món ăn của nền ẩm thực Việt Nam, mỗi cách chế biến đều có những bí quyết riêng để giúp người nội trợ dễ dàng thực hiện thành công cho từng "tác phẩm" của mình. Và khi luộc gà, tráng trứng hay rang cơm... hãy áp dụng những mẹo vặt này, gia đình bạn sẽ có bữa ăn rất ngon miệng và đẹp mắt.

Rán khoai tây giòn và căng bóng


Khoai tây gọt xong, thái con chì hay khoanh tròn (tùy sở thích và mục đích sử dụng). Ngâm khoai trong nước lã có pha muối, chanh hoặc giấm cho trắng. Vớt khoai ra để ráo, lau khô rồi phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi rán khoai không bị nhăn. Để dầu, mỡ sôi già, cho khoai vào chiên vàng đều, lấy khoai ra rổ nhôm cho ráo dầu, cho muối tinh vào xóc đều (lượng muối nhiều ít, tùy thuộc vào lượng khoai).


Công dụng của bia trong nấu nướng



Trước khi luộc gà, bạn rưới một cốc bia lên gà rồi để từ 10 - 15'''' mới đem luộc, thịt gà sẽ ngon, mềm và thơm hơn.



Khi rán cá cũng vậy, bạn hãy cho vào chảo một chút bia, cá sẽ không bị dính vào chảo mà còn rất thơm.

Thịt bò muốn rút ngắn thời gian đun nấu và dậy mùi thơm, bạn hãy dùng bia thay nước để nấu.


Nấu món ăn có pha rượu



Khi nấu những món ăn có pha rượu, bạn nên chia lượng rượu cần nấu làm 2 phần. Một phần cho vào trước khi nấu, phần còn lại khi thức ăn đã chín mới cho vào, cách này sẽ giữ được mùi thơm của rượu.


Hấp thức ăn mau chín



Đổ nhiều nước, đậy nắp kín, lửa vừa. Bạn nên xếp các món hấp chen nhau và nhiều khe hở để hơi nóng được tỏa đều các nơi.



Giảm vị mặn trong món ăn



Nếu lỡ nêm muối quá tay vào món ăn, để chữa bớt vị mặn, bạn không nên đổ thêm nước vào, món ăn sẽ mất ngon. Cách tốt nhất là bạn nêm vào món ăn một chút đường sẽ cân bằng được vị mặn.



Tráng trứng được xốp



Để trứng tráng được xốp, nổi phồng, trước khi tráng bạn cho một chút bột nở vào đánh đều (hãy đánh theo một chiều).



Nấu nước dùng trong



Để nước dùng trong, trước khi ninh bạn hãy đun sôi xương một lần rồi đổ nước đầu đi. Cho tiếp nước lã vào đun sôi rồi mới cho xương vào, trong quá trình đun không được đậy vung, để nhỏ lửa và hớt bọt liên tục. Nướng củ hành khô, rửa sạch, đập dập cho vào nồi xương đang ninh, nước xương sẽ được thơm.


Rang cơm



Muốn cơm rang được săn dẻo, bạn không được rang cơm khi vừa mới nấu chín còn nóng. Để cơm thật nguội, từng hạt phải tơi rời nhau mới đạt yêu cầu. Bắc chảo dầu nóng, phi hành thơm, cho cơm vào đảo trên lửa lớn đều tay.




Nguồn: Monngonsaigon.com

một vài mẹo vặt trong chế biến món ăn

Với những món tưởng chừng đơn giản như chiên thức ăn hoặc chế biến trứng, đậu phụ... bạn cũng cần có bí quyết riêng để món được ngon hơn. Một vài mẹo vặt trong việc chế biến món ăn sẽ giúp bạn dễ làm món hơn cũng như giữ được hương vị tươi ngon của món.


Chiên thức ăn

Chiên thức ăn trong dầu nên đổ dầu ngập vừa đủ, tránh cho dầu nhiều quá nửa chảo vì khi cho thực phẩm vào chiên dầu sẽ văng ra.




Cách thử độ nóng của dầu vừa đủ hay không là khoảng 175-1900C. Nếu không có dụng cụ đo nhiệt, có thể thử bằng cách thả mẩu bánh mì khô vào dầu. Nếu miếng bánh mì vàng đều là dầu vừa đủ nóng, nếu bị cháy đen ngay là dầu quá nóng và nếu xung quanh mẩu bánh dầu nổi bột bong bóng thì nhiệt độ vẫn còn chưa đủ.

Khi chiên thức ăn, dầu canola (một loại dầu ăn làm từ hạt hoa cải) là lựa chọn tốt nhất bởi tính chịu nhiệt cao, không dễ bị phân huỷ. Dầu ôliu chỉ tốt khi dùng để ăn sống (trộn với salad) hay xào thức ăn, nhưng dưới nhiệt độ cao khi chiên thức ăn thì hoàn toàn không nên dùng dầu ôliu.


Chế biến trứng

Khi chế biến trứng, nên để trứng ở nhiệt độ phòng (lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu) sẽ tốt hơn vì trứng lạnh sẽ dễ bị nứt khi luộc, đóng cục hay chiên, và sẽ không nổi khi đánh trứng lúc làm bánh.

Nếu bạn cần chế biến ngay mà không có nhiều thời gian chờ cho trứng lạnh trở thành nhiệt độ phòng, nên ngâm trứng vào tô nước ấm (không ngâm nước sôi) khoảng 5-10 phút là có thể dùng được.



Khi cần tách riêng lòng trắng lòng đỏ, dùng trứng mới và lạnh sẽ dễ tách hơn. Đập trứng vào cái phễu, lòng trắng sẽ chảy xuống phễu, lòng đỏ sẽ còn lại trong phễu.

Khi cần đánh nổi trứng hay lòng trắng trứng, các dụng cụ tiếp xúc trứng phải sạch, không dính dầu mỡ hay bơ, nếu không trứng sẽ không nổi. Nếu chỉ cần sử dụng lòng trắng trứng, cho phần lòng đỏ còn lại vào một chén nước lạnh hay sữa và cất vào chỗ tối. Khi dùng, chỉ cần đổ sữa hay nước đi, lòng đỏ vẫn còn tươi nguyên.

Thêm một ít bột chanh hoặc vỏ chanh khô mài nhuyễn vào các món bánh để làm giảm mùi tanh của trứng.

Nếu không có dụng cụ cắt trứng, nhúng dao vào nước nóng, khi cắt trứng sẽ không bị vỡ.


Chế biến đậu phụ

Đậu phụ mua về nên cho vào luộc sơ trong nước sôi có dằn chút muối, trút ra rổ để ráo nước, đậu phụ sẽ mềm và tươi hơn.

Trước khi chiên đậu phụ nên để thật ráo, hoặc dùng nhiều khăn giấy bao lại, dùng thớt hay vật nặng đè lên miếng đậu phụ khoảng 15-20 phút cho ra hết nước.



Trẻ nhỏ có thể ăn đậu phụ sống, nhưng tốt hơn hết là hấp cách thuỷ khoảng 5 phút để diệt các vi khuẩn có trong đậu phụ có thể gây khó chịu cho đường ruột của trẻ.

Đậu phụ trứng, đậu phụ non, óc đậu là những loại đậu phụ mềm, mịn làm từ đậu nành nguyên chất, rất dễ vỡ nên khi dùng chế biến món ăn cần nhẹ tay. Có thể tẩm đậu phụ qua bột hoặc lăn vào trứng gà trước khi chiên để đậu phụ không bị vỡ. Khi hấp món ăn, tránh để nguyên liệu nặng hơn lên đậu phụ mà nên đặt đậu phụ lên trên cùng.



Nguồn: Monngonsaigon.com

mẹo làm và bảo quản cua, ghẹ

Cua, ghẹ mang về đừng thả luôn vào nước vì sau một chặng đường mệt nhọc, nắng nóng, chúng sẽ bị "chết cảm".


Còn với cua ghẹ đã được ủ bằng đá, dù đang tươi sống thì khi đó, chân, càng của chúng cũng tê cóng và dễ rụng tức thời ngay khi tiếp xúc với nước. Sau đây là một số gợi ý khác:

Cách làm


Để nguyên dây trên mình cua, ghẹ nếu có (để an toàn), rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng lên, dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm, đến khi chân và càng của nó duỗi ra thì lột bỏ yếm và cả phần trứng xốp bên ngoài yếm (nếu có).

Tháo bỏ dây xung quanh, dùng bàn chải (tốt nhất là bàn chải dùng đánh răng) cọ khắp xung quanh cho sạch và cho vào nồi. Khi chín tới (sau khi sôi vài phút), phải vớt ra ăn nóng ngay. Nếu không, cua, ghẹ sẽ không còn chắc và ngọt nữa.


42.jpg


Cách bảo quản lạnh cua, ghẹ sống

Bạn nên chế biến cua khi chúng còn tươi sống và tốt nhất là ngay khi mua về. Cua rất khó bảo quản và chúng rất dễ chết. Nếu bạn không chế biến ngay được thì bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát. Nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng, cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết.

Nắp thùng nên hé một chút để có không khí lọt vào. Nhớ chặn cái gì đó nặng lên trên để cua không bò ra ngoài được.

cách ngâm mộc nhĩ, nấm và măng khô

Đó là những nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để chế biến các món ăn trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ vẫn chưa tự tin lắm khi lựa chọn và sử dụng mộc nhĩ, nấm và măng khô. Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý khi dùng chúng.


Cách ngâm mộc nhĩ:

- Muốn cánh mộc nhĩ nở to, mềm, mùi vị thơm, thì dùng nước gạo đun sôi.

- Còn nếu bạn "khoái" ăn mộc nhĩ giòn, hãy ngâm bằng nước lã.

- Mộc nhĩ đen dễ dính đất, cát và mạt gỗ. Muốn cho sạch, bạn có thể dùng nước muối (trọng lượng bằng 1/10 trọng lượng mộc nhĩ) để rửa. Khi rửa vò đều nhẹ tay, chờ nước chuyển đục thì dùng nước sạch tráng kỹ lại.


alt
Nấm mộc nhĩ


Cách ngâm nấm:

- Cho nấm đã rửa sạch và thái xong vào ngâm với nước ấm pha đường (1 muỗng canh đường cho 4 cốc nước), nấm sẽ hấp thụ nước nhanh, giữ được hương vị, sau khi nấu có vị ngọt và thơm.

Cách phân biệt nấm độc:

- Đặc điểm của nấm độc là màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, khi hái về dễ đổi màu, bóp nước ra đục như sữa bò.

- Nấm ăn đa số có màu trắng, nâu nhạt, bóp nước ra trong như nước lọc.


alt
Nấm hương


Cách ngâm măng khô để ăn dần:

- Cho măng khô vào nồi kim loại, đổ đầy nước đun sôi 30 phút, sau đó đun nhỏ lửa một lúc nữa rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già.

- Tiếp đó, dùng nước gạo hoặc nước sôi để ngâm ăn dần, 2-3 ngày thay nước một lần.

- Đến khi nấu thái thành miếng, măng rất mềm và thơm ngon.


alt
Măng khô


MonngonSaigon.com

5 mẹo nhỏ đảm bảo dinh dưỡng trong ăn uống

Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng chính là chìa khoá cho sức khoẻ. Tuy luôn ý thức được điều này nhưng đôi khi, bạn vẫn mắc một số lỗi không đáng có. Dưới đây, là 5 mẹo nhỏ đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

1. Không tích trữ nhiều trái cây và rau xanh



Sau khi được hái xuống hay thu hoạch, trái cây và rau xanh sẽ bắt đầu mất dần vitamin và các nguyên tố vi lượng. Vì thế, việc bảo quản chúng suốt một tuần trong tủ lạnh chỉ càng làm lượng vitamin và nguyên tố vi lượng “thất thoát” nhiều hơn mà thôi. Và đến khi “đánh chén” hay nấu nướng, các giá trị dinh dưỡng trong trái cây và rau xanh có thể sẽ về con số không.

Giải pháp: áp dụng nguyên tắc là “mua ít, nhiều lần”. Nếu bạn không có thời gian đi chợ hàng ngày, bạn nên mua các loại rau xanh và trái cây đông lạnh, bởi quá trình làm đông lạnh sẽ bảo quản tốt các vitamin và nguyên tố vi lượng.

5 mẹo nhỏ đảm bảo dinh dưỡng trong ăn uống
Ảnh: wordpress

2. Hạn chế đồ ăn sẵn



Nhìn chung, các đồ ăn sẵn thường nhiều muối, axit béo và nghèo các chất xơ cũng như thành phần dinh dưỡng.

Chúng ta nên tận dụng các đồ ăn tươi mới, nhưng nếu quá bận rộn, có thể lựa chọn các hộp ngũ cốc toàn phần và hạn chế đến mức tối đa các sản phẩm đóng gói nhiều axit béo. Một mách nhỏ là khi chọn nước xốt cho món ăn, bạn nên ưu tiên nước xốt dầu giấm ít béo.



3. Tránh ăn bên ngoài và đặt đồ ăn giao tận nhà



Việc ăn ở nhà hàng hay đặt đồ ăn về nhà khiến bạn khó kiểm soát được thành phần của bữa ăn. Và mặc dù chúng ta được quyền chọn đồ ăn theo thực đơn nhưng thực tế chúng ta vẫn không biết được giá trị dinh dưỡng và mức năng lượng của món ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ rằng đồ ăn nhanh là một trong những thủ phạm chính gây ra đại dịch béo phì trên thế giới đấy.

Nếu là fan của hămbơgơ, pizza, sandwich, tại sao bạn lại không thử tự làm chúng ở nhà? Như thế, bạn vừa biết cân bằng các chất dinh dưỡng mà vẫn đáp ứng được sở thích của bản thân.

5 mẹo nhỏ đảm bảo dinh dưỡng trong ăn uống
Ảnh: timnhanh

4. Tận dụng các thành phần dinh dưỡng của mỗi món ăn



Một số loại hoa quả, thay vì vắt hay xay chúng ra làm sinh tố, tại sao bạn lại không ăn chúng luôn như quýt và cam chẳng hạn, ăn từng múi sẽ cho bạn chất xơ đấy! Đối với táo, nên rửa sạch và ngâm kĩ để ăn cả vỏ bên ngoài bởi vỏ táo chứa phần lớn các chất chống ôxi hoá.

Khi nấu nướng các món ăn cần có tỏi, nên bóc vỏ trước khi xào nấu khoảng 15 phút để các chất chống ôxi hoá trong tỏi được phát huy tốt nhất.



5. Không kiêng những loại hạt bị coi là giàu chất béo



Lạc, vừng, hạt dẻ… bị bạn loại khỏi chế độ ăn uống bởi bạn sợ chúng cung cấp quá nhiều calo. Tuy nhiên, thực tế, chất béo trong các loại hạt này là chất béo không bão hoà, loại chất béo có lợi cho sức khoẻ. Vấn đề là bạn chỉ cần điều chỉnh mức độ hài hoà khi tiêu thụ chúng mà thôi.

Theo Dân trí

bí quyết cho món luộc

Món luộc vốn tưởng chừng đơn giản. Nhưng thật ra, để làm món luộc ngon cũng cần những bí quyết riêng. Tham khảo những phương cách đơn giản mà hữu dụng dưới đây nhé!

1. Luộc rau

- Với các loại rau xanh như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau muống:

Nên cho nước nhiều, thêm một ít muối vào nước luộc và để lửa lớn cho nước sôi già mới cho rau. (Có thể sau khi vớt, cho rau vào ngâm trong nước đá, rau vừa xanh lại vừa giòn. Nhưng cách này làm mất một số vitamin trong rau)

- Với bông cải trắng hoặc xanh:

Cũng làm như cách trên, khi ngâm vào nước đá, bông cải sẽ giòn, không bị mềm hay rã những đọt bông trên mặt.

2. Luộc lòng heo

Khi luộc, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.

Lúc lòng chín tới vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội).

Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.

3. Luộc gà

Cho gà vào nồi lúc nước lạnh, bỏ thêm một miếng gừng và hành nướng đập dập cho thơm, đun sôi thì để lửa nhỏ, thỉnh thoảng cho thêm một chút nước lạnh vào nồi.

Gà chín, tắt bếp, om một lúc, vớt ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội (thả thêm vài cục đá), con gà trông sẽ căng mọng và ăn da rất ngon. Muốn trông gà vàng ươm thì lấy nước mỡ gà quyết lên da.

Muốn chặt gà đẹp, bạn hãy để ráo nước và thật nguội mới chặt.

4. Luộc chân giò

Nếu là bắp giò thì trước khi luộc bạn dùng sợi dây lạt bó miếng thịt lại cho chặt.

Sau khi luộc chín, vớt ra cho vào một tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút, để miếng thịt trông trắng và sạch hơn.

Bạn cũng có thể vớt ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh, lúc ăn mang ra thái miếng mỏng.

5. Luộc thịt bò bắp

Đập một củ xả, một miếng gừng, cho thêm ít mắm, ngũ vị hương, và khoảng 1-2 thìa cà phê rượu trắng vào ít nước, cho bắp bò vào đun cạn, cho thêm một ít nước lạnh vào đun tiếp gần cạn rồi vớt thịt ra.

6. Luộc tôm

Khi tôm vừa chín tới, dưới sức nóng của nhiệt, nó sẽ uốn mình lại giống hình một nửa vòng tròn.

Nếu để tôm uốn mình đến độ đầu đụng vào đuôi, thì chúng đã bị nấu quá kỹ, sẽ mất ngọt cũng như dễ bị xám.

7. Luộc trứng

Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần.

Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút.

Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Theo - VnEtips

canh miếng đậu xanh

Khẩu phần 4 người.
Mức độ Dễ

Thời gian chuẩn bị 30 phút
Thời gian chế biến 10 phút

NGUYÊN LIỆU:
100g miếng đậu xanh
2 trái mướp nhỏ
50g tôm khô

1 thìa súp đầu hành lá băm
2 thìa súp dầu ăn
1 thìa súp hạt nêm
1/2 thài súp nước mắm
1/2 thìa cà phê tiêu

Hành ngò cắt khúc

THỰC HIỆN:
- Miến ngâm mềm, cắt đoạn ngắn Tôm khô rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 10 phút cho mềm
- Mướp bào vỏ rửa sạch, cắt ngang 1cm
- Phi thơm đầu hành lá với dầu ăn, cho tôm vào xào 1 phút, nêm hạt nêm. Cho 2 tô nước vào nấu sôi, thả mướp và miến vào nấu sôi lại, nêm hạt nêm vừa ăn, tắt bếp
- Múc ra tô, rắc hành ngò và tiêu lên trên.

Mách nhỏ:Tôm khô trước khi ngâm phải rửa sạch để khi tôm mềm ra nước ngọt có thể lấy nước ngâm nấu. Nên ngâm tôm khô từ nước ấm để tôm mau ra nước ngọt và mềm.

vòng kẹo giáng sinh độc đáo

Hãy tưởng tượng một cái vòng Giáng Sinh với nhiều màu sắc rực rỡ được làm toàn bằng kẹo xem nào! Chiếc vòng Giáng Sinh bằng kẹo thật sự rất độc đáo và chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hãy bắt đầu đón chào các vị khách của mình bằng một sự sáng tạo trong dịp Noel này nhé!
Vật liệu cần thiết:

1 chiếc vòng bằng kẽm hoặc bạn có thể dùng một cái móc quần áo bằng kim loại và uốn nó thành một vòng tròn, quấn hai đầu với nhau và nhớ đừng để đầu nhọn chỉa ra ngoài nhé!

Một dây ruy băng trang trí màu sáng.

Một cây kéo

Nhiều sợi dây buộc (có thể dùng chỉ hoặc dây plastic)

Nhiều loại kẹo với giấy bóng đủ màu sắc gói bên ngoài. (bạn nên chọn loại kẹo có giấy gói bọc 2 đầu)

Cách thực hiện :

1.Chia kẹo ra dựa vào màu sắc, như vậy khi bạn cột chúng vào vòng kẽm, màu sắc kẹo sẽ xen kẽ với nhau.

2.Dùng dây cột một đầu thanh kẹo vào vòng dây kẽm và cứ lặp lại quá trình cột kẹo này cho đến khi toàn bộ chiếc vòng đều được bao bọc bởi những viên kẹo đủ màu.

3.Thêm vào những thanh kẹo cây gậy hoặc những vật trang trí giáng sinh để tăng thêm phần vui mắt cho vòng.

4.Bước sau cùng là cột thật khéo sợi ruy băng vào phía trên, chính giữa vòng kẹo.

Những loại kẹo nào thích hợp cho vòng kẹo Giáng Sinh ?

Kẹo bạc hà là một lựa chọn hay, vì nó giấy bọc kẹo của chúng có màu xanh lá và đỏ, là những màu truyền thống trong dịp Noel.

Những thanh kẹo trang trí socola Santa, kẹo cây gậy, … cũng rất thích hợp đó!




Bạn nên treo vòng kẹo Giáng sinh ở khu vực cao ráo trong nhà, vừa bảo vệ được vòng kẹo mà mọi người cũng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng nó. Bạn có thể phối hợp màu sắc theo những cách sau đây, bảo đảm ai cũng phải trầm trồ cho mà xem!

gấp khăn ăn đẹp cho bàn tiệc

Một bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo sẽ gây thiện cảm cho khách ngay từ cái nhìn. Hãy khéo tay gấp những chiếc khăn ăn độc đáo để gây ấn tượng với các khách mời nhé.
1. Tháp kim cương:


Ảnh xem theo chiều: Từ góc trên bên trái, xuống dưới, sang phải.

Bước 1: Gấp khăn ăn vuông góc làm tư

Bước 2: Kéo một lớp khăn từ trên xuống dưới theo đường chéo

Bước 3: Tiếp tục gấp chéo những lớp khăn tiếp theo. Nhưng bạn đừng gấp khít mà chừa lại một chút giữa các góc. Khi gấp hết 2 lớp còn lại bạn sẽ thấy khăn ăn có các góc rỗng hở ra.

Bước 4: Lật ngược khăn lại. Gấp góc khăn bên trái vào trong khoảng 2/3 cạnh dưới của tam giác

Bước 5: Gấp tiếp góc phải vào trong gần chạm vào góc trái. Cuộn cả hai bên góc trái và phải khăn vào trong. Cuộn chặt tay và giữ chắc phần chân

Bước 6: Nhét chân "tháp" vào một cái khuyên tròn hoặc đặt vào ly uống rượu, bạn được một tháp kim cương nhiều lớp xếp đều nhau trên bàn ăn.

Kiểu khăn này gấp đơn giản, phù hợp đặt vào trong những chiếc bát sâu lòng hoặc ly rượu cao.
Đẹp và gọn gàng là ưu điểm nổi trội của kiểu gấp khăn này.

2. Hoa sen nở trên mặt nước








Bước 1:Khăn ăn vuông, gấp 4 góc vào tâm giữa của hình vuông.

Bước 2: Xong bước 1 bạn được 1 hình vuông nhỏ hơn. Tiêp tục gấp 4 góc vuông vào trung tâm. Miết các cạnh cho thẳng

Bước 3: Lật ngược hình vuông mới này rồi tiếp tục gập các góc vuông vào giữa.

Bước 4: Tay trái giữ chặt phần trung tâm của "hoa sen", tay phải nhẹ nhàng kéo lớp cánh hoa góc ở phía dưới ra

Sau khi kép ra, các cánh hoa nổi lên tạo thành một bông hoa nở nổi trên mặt chiếc đĩa trắng.
Một phong cách điệu đà, lãng mạn, thích hợp trong các bữa tiệc kiểu Âu, đẹp mà chỉ mất 5 phút chuẩn bị

3. Vương miện xinh xắn:








Bước 1: Gấp đôi khăn ăn theo đường chéo. Sau đó gấp hai góc vào trong, hai đầu góc khăn kéo vào góc thứ 3 sao cho gần chạm, để thừa lại một đoạn, miết sao cho thật thẳng mép hai bên.

Bước 2: Từ đáydưới gấp khăn lên đến một nửa

Bước 3: Rồi lại gấp ngược phần vừa gấp lên như trong hình

Bước 4: Lật ngược cả khăn lại rồi gấp hai góc khăn vào trong. Cài góc khăn vào nếp gấp.

Dựng cho khăn đứng lên như một chiếc vương miện điệu đà.
Một kiểu gấp khăn đòi hỏi sự khéo léo, có thể đặt trên mặt đĩa hoặc trong lòng bát đều được



4. Chiếc quạt đuôi công duyên dáng



mẹo chọn cá tươi

Nhà có khách và món bạn chọn làm món chính dự định là cá. Nhưng ra đến chợ, bạn bị hoa mắt bởi hàng trăm hàng con cá khác nhau, lùng bùng tai vì những lời mật ngọt của các chị hàng cá. Nhắm mắt chọn cho qu a ư? Không nên. Với những mẹo sau, bạn hoàn toàn có thể chọn được con cá tươi ngon nhất chợ.
Cá tươi hay cá ươn bao giờ cũng có những điểm rất dễ nhận thấy, chỉ cần tinh ý một chút là bạn có thể dễ dàng phân biệt được điều này.


Mắt cá

Một con cá tươi mà bạn chọn cần phải có hai mắt sáng và linh hoạt. Trong một số loại cá, mắt cá có thể lồi ra một chút. Trong trường hợp con cá mà bạn định mua có đôi mắt mờ đục, màu hồng hoặc lõm sâu vào thì tốt nhất đừng mua nó. Đó là dấu hiệu của những con cá đã bị đưa ra khỏi môi trường sống quá lâu rồi.

Thịt cá

Khi kiểm tra để xác định độ tươi của cá, bạn cần phải kiểm tra thịt của con cá bằng cách ấn nhẹ vào mình nó. Nếu ấn nhẹ vào mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng thì đó là cá tươi. Bản chất của thịt cá là có tính đàn hồi. Theo thời gian bắt cá lên khỏi mặt nước thì khả năng này sẽ giảm. Vì thế đó cũng là một trong những yếu tố giúp bạn xác định cá tươi hay ươn.

Mang cá

Một chỉ dẫn khác cho các bà nội trợ muốn mua được con cá thực sự tươi ngon là nhìn vào mang nó. Màu đỏ hoặc hồng là màu mang cá tươi và đầy sức sống. Nếu mang con cá bạn chọn không có màu như vậy mà lại có màu sỉn sỉn, tối thì có nghĩa là bạn nên đặt nó xuống và bỏ qua nó vì đó là con cá bị ươn rồi. Tương tự, mang cá cũng không được nhớt. Nếu nó nhớt thì đó là dấu hiệu chính xác của một con cá không tươi.

Da và vảy cá

Ngay khi con cá bị mang ra khỏi nước, nó sẽ bắt đầu bị hư, hỏng và điều này thể hiện khá rõ trên lớp da, vảy cá. Vì vậy hãy kiểm tra lớp vảy cá kỹ trước khi quyết định mua nó. Một con cá tươi phải có vảy xếp chặt khít và sáng bóng. Da cũng không được có bất cứ nốt lấm chấm nào.

Tốt nhất, ngoài việc tự quan sát, bạn cũng nên hỏi người bán hàng về nguồn gốc con cá: nó được bắt khi nào và lấy nguồn từ đâu? Dựa trên thông tin mà họ cung cấp bạn có thể xác định xem nó tươi đến mức độ nào.

Cuối cùng, đừng bao giờ nhấc con cá lên khỏi mặt nước chỉ bằng cách túm đuôi nó bởi vì như thế sẽ làm mình cá nhanh chóng bị thâm tím.

những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon

Muốn khoai tây chiên trông đẹp, không bị nhăn, co, trước khi chiên, bạn nên trộn khoai tây với dầu ăn , để dầu ăn thấm lên toàn bộ bề mặt của khoai.

Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn chế biến khoai tây đảm bảo dinh dưỡng, thơm ngon, đẹp mắt.

- Gọt khoai tây, để tránh bị mất lượng dinh dưỡng phong phú ở vỏ, càng gọt mỏng vỏ càng tốt. Bạn ngâm khoai tây vào nước nóng một lúc rồi cho vào nước lạnh, khi vớt ra, khoai sẽ dễ gọt vỏ hơn nhiều.

- Khi gọt khoai tây (hoặc khoai lang), muốn khoai không bị đen hoặc dễ bở, rã khi nấu, chiên, bạn nên n
gâm qua nước có pha chút muối.

- Trong trường hợp bạn dùng khoai tây đông lạnh bán ngoài siêu thị, để khử mùi, đầu tiên, nên ngâm khoai tây vào nước lạnh trước khi cho vào nước sôi có pha một thìa cà phê dấm, ngâm cho đến lúc nước nguội thì vớt ra chế biến. Nhờ đó, khoai khi xào sẽ không còn mùi.

- Để khoai được trắng, mùi vị lại ngon khi luộc, bạn nên cho vài giọt chanh vào nồi nước luộc khi bắt đầu sôi. Cũng theo cách đó, nếu như bạn muốn khoai tây được trắng khi chế biến các món ăn khác nhau, ngay khi gọt khoai xong, bạn hãy ngâm ngay vào nước lạnh đã có vắt vài giọt chanh.

- Khi luộc khoai tây, nếu bạn cho vào nồi một ít sữa bò, khoai luộc xong vừa thơm mà lại không bị vàng.

- Xào khoai tây đúng cách: Khi xào, bạn nên đợi khoai chuyển màu rồi mới cho muối và vặn bếp lửa to, tránh cho lớp bên ngoài miếng khoai bị cứng, nước khoai chảy ra dính với dầu, khoai xào xong dễ bị nát, hương vị kém ngon, món ăn kém đẹp.

Chú ý: Bạn không nên để chung khoai tây với khoai lang, vì nếu khoai lang không bị cứng ruột, khoai tây cũng dễ bị nảy mầm, có hại cho sức khỏe.

bí quyết đồ xôi ngon

Bạn nên dùng tay vốc từng nắm gạo đỗ trải nhẹ nhàng từng lớp vào chõ, thay vì đổ ào tất cả vào hoặc cố lèn thêm cho nhiều, vì các lỗ thông hơi sẽ bị bít, xôi không thể chín.

Trước tiên, bạn hãy chọn loại gạo nếp cái hoa vàng đều hạt, trắng thơm. Đỗ xanh hạt vừa phải, tán vỡ đôi, vỡ ba. Ngâm riêng gạo và đỗ ít nhất 5 giờ cho mềm. Đãi sạch vỏ đỗ, chờ khô nước rồi trộn đều với gạo nếp, thêm một chút muối.

Khi cho nước vào nồi, nên cho vừa phải. Nếu đổ nhiều quá, nước sẽ bốc hơi hoặc trào mạnh, khiến phần xôi phía dưới bị nát, bịt kín lỗ thông hơi, và phần xôi phía trên sẽ không chín đều. Bạn cũng nên dùng khăn sạch, làm ẩm, trùm bên ngoài chõ để giữ nhiệt, giúp xôi không bị mất nước, chín đều.

Khi đồ xôi cách thủy, bạn nên cho một chiếc đìa sành nhỏ vào nồi để theo dõi lượng nước bên trong còn nhiều hay ít. Nếu đang đun mà nghe tiếng "lạch cạch" nghĩa là lượng nước dùng đồ xôi vừa cạn. Bạn cần tắt bếp để nồi không bị cháy, hoặc cho thêm nước đun tiếp nếu xôi chưa thật chín.

Trung bình, bạn cần đun từ 30 đến 40 phút để gạo đỗ chín mềm, đều. Nên đun vừa lửa, lấy đũa đảo nhẹ trong lúc đồ. Khi xôi chín, có thể trộn thêm vài thìa dầu ăn để tạo độ bóng, xôi sẽ mềm và thơm hơn.

tích trữ thực phẩm đúng cách

Đề phòng mưa lớn kéo dài, nhiều gia đình đã lựa chọn phương pháp mua thực phẩm tích trữ để sử dụng dần. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm để lâu ngày chắc chắn sẽ phát sinh độc c hất nếu không biết bảo quản đúng cách.

Người nội trợ “mách nước”

Bà Trần Thị Yến (ngõ 256 Bạch Mai, Hà Nội) tiết lộ bí quyết bảo quản thực phẩm của mình: Lên thực đơn cho 1 tuần, chọn dùng trước những món dễ hư hơn. Các loại rau lá xanh hay hay rau thơm có chứa lượng nước lớn và sẽ không giữ được độ giòn khi để trong tủ lạnh quá lâu. Các loại trái cây mọng nước cũng sẽ mất đi vị tươi ngon
. Trong khi đó, rau còn nguyên rễ, bí đỏ, súp –lơ, táo, cam…có thể giữ được lâu hơn. Mấy ngày mưa, cá là loại thực phẩm dễ mua nhất, việc bảo quản cũng đơn giản.
Nếu để vi sinh vật xâm nhập vào, thức ăn sẽ rất nhanh hỏng, vào cơ thể sẽ gây nên những bệnh trầm trọng về đường tiêu hoá
Bóc vỏ mang cá, nhỏ vài giọt dầu ăn vào trong miệng cá sau đó để ở nơi râm mát, hơi tối. Dùng những nắ
p có thông hơi sẽ làm cho cá sống được nhiều ngày. Hoặc có thể dùng 2 miếng giấy mỏng ẩm dán lên hai mắt cá, làm cho cá không bị mất nước và sống được khoảng 3-4 ngày. Cá thả trong nước để ở tủ lạnh trong ngăn chứa hoa quả cũng sống rất lâu. Ba ba cũng có thể làm được như vậy.
Chị Phan Ngọc Mai (ngõ 98 Cầu Giấy, Hà Nội) lại có cách khác: Dùng dây sắt mỏng, một đầu buộc chặt lấy đuôi cá làm cho cá uốn thành hình bán nguyệt, sau đó cho vào trong nước. Như vậy, cá không quẫy đạp nhiều trong nước, sống được lâu hơn. Chị Mai cũng cho biết khi tích trữ thức ăn cần lưu ý: Sắp xếp đồ ăn đúng cách trong tủ lạnh. Phân loại thực phẩm cho phù hợp trong các ngăn tủ. Nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và các quy định bảo quản cụ thể của từng nguyên liệu. Như vậy, thực phẩm sẽ tươi ngon lâu hơn.

Tuy nhiên, một số bà nội trợ khác cũng phản ánh: Rau củ quả khi để trong tủ lạnh 2-3 ngày khi đun nấu thường có mùi nồng nồng, ngai ngái khó chịu, màu sắc cũng không còn tươi nữa. Thậm chí khi nấu còn bị nhũn ra như bắp cải, hay cứng đông lại như xu hào…Coi đó là phản ứng tự nhiên nên họ vẫn sử dụng bình thường.



Rau quả càng để lâu (tính cả quá trình vận chuyển, trên quầy bán và trong tủ lạnh) bao nhiêu thì lượng dưỡng chất càng ít bấy nhiêu


TS Trương Hương Lan, Viện Công nghệ thực phẩm cho biết, có một số loại thực phẩm không nên trữ lạnh như dăm bông (ruốc) vì hàm lượng nước trong dăm bông rất dễ bị đông lại, dẫn đến chất béo dễ bị phản
ứng oxy hoá, chất lượng sẽ giảm. Cà chua khi để trong tủ lạnh, toàn bộ hoặc một phần của nó sẽ bị ủng hoặc phần cuống sẽ bị nứt ra, dễ dàng phát sinh nấm mốc hoặc bị thối rữa.
Dưa chuột bảo quản ở nhiệt độ trong tủ lạnh 00C làm cho bề mặt giống như bị ngâm trong nước, vì vậy mất đi hương vị tự nhiên. Chuối tiêu nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 120C sẽ bị đen và thối rữa. Nếu để cơm trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột bị khô cứng, không còn mùi vị, ăn vào rất khó tiêu hoá. Khoai lang, cà, xoài, sữa non cũng không nên để trong tủ lạnh, vì chúng sẽ bị đen và biến chất.
PGS. TS Phạm Công Thành, chủ nhiệm bộ môn Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, rau quả có thể bảo quản 2-3 ngày trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Quá trình bảo quản phải chú ý không để vi sinh vật nhiễm vào. Bản thân rau quả có nguồn gốc tươi, sạch thì không thể phá
t sinh độc tố trong điều kiện bảo quản tốt. Tuy nhiên, vi sinh vật có trong nước mưa, ngập…thì cần chú ý. Nếu để vi sinh vật xâm nhập vào, thức ăn sẽ rất nhanh hỏng, vào cơ thể sẽ gây nên những bệnh trầmĐề phòng mưa lớn kéo dài, nhiều gia đình đã lựa chọn phương pháp mua thực phẩm tích trữ để sử dụng dần. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm để lâu ngày chắc chắn sẽ phát sinh độc chất nếu không biết bảo quản đúng cách.

Người nội trợ “mách nước”

Bà Trần Thị Yến (ngõ 256 Bạch Mai, Hà Nội) tiết lộ bí quyết bảo quản thực phẩm của mình: L
ên thực đơn cho 1 tuần, chọn dùng trước những món dễ hư hơn. Các loại rau lá xanh hay hay rau thơm có chứa lượng nước lớn và sẽ không giữ được độ giòn khi để trong tủ lạnh quá lâu. Các loại trái cây mọng nước cũng sẽ mất đi vị tươi ngon. Trong khi đó, rau còn nguyên rễ, bí đỏ, súp –lơ, táo, cam…có thể giữ được lâu hơn. Mấy ngày mưa, cá là loại thực phẩm dễ mua nhất, việc bảo quản cũng đơn giản.
Nếu để vi sinh vật xâm nhập vào, thức ăn sẽ rất nhanh hỏng, vào cơ thể sẽ gây nên những bệnh trầm trọng về đường tiêu hoá
Bóc vỏ mang cá, nhỏ vài giọt dầu ăn vào trong miệng cá sau đó để ở nơi râm mát, hơi tối. Dùng những nắp có thông hơi sẽ làm cho cá sống được nhiều ngày. Hoặc có thể dùng 2 miếng giấy mỏng ẩm dán lên hai mắt cá, làm cho cá không bị mất nước và sống được khoảng 3-4 ngày. Cá thả trong nước để ở tủ lạnh trong ngăn chứa hoa quả cũng sống rất lâu. Ba ba cũng có thể làm được như vậy.

Chị Phan Ngọc Mai (ngõ 98 Cầu Giấy, Hà Nội) lại có cách khác: Dùng dây sắt mỏng, một đầu buộc chặt lấy đuôi cá làm cho cá uốn thành hình bán nguyệt, sau đó cho vào trong nước. Như vậy, cá không quẫy đạp nhiều trong nước, sống được lâu hơn. Chị Mai cũng cho biết khi tích trữ thức ăn cần lưu ý: Sắp xếp đồ ăn đúng cách trong tủ lạnh. Phân loại thực phẩm cho phù hợp trong các ngăn tủ. Nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và các quy định bảo quản cụ thể của từng nguyên liệu. Như vậy, thực phẩm sẽ tươi ngon lâu hơn.
Tuy nhiên, một số bà nội trợ khác cũng phản ánh: Rau củ quả khi để trong tủ lạnh 2-3 ngày khi đun nấu thường có mùi nồng nồng, ngai ngái khó chịu, màu sắc cũng không còn tươi nữa. Thậm chí khi nấu còn bị nhũn ra như bắp cải, hay cứng đông lại như xu hào…Coi đó là phản ứng tự nhiên nên họ vẫn sử dụng bình thường.



Rau quả càng để lâu (tính cả quá trình vận chuyển, trên quầy bán và trong tủ lạnh) bao nhiêu thì lượng dưỡng chất càng ít bấy nhiêu


TS Trương Hương Lan, Viện Công nghệ thực phẩm cho biết, có một số loại thực phẩm không
nên trữ lạnh như dăm bông (ruốc) vì hàm lượng nước trong dăm bông rất dễ bị đông lại, dẫn đến chất béo dễ bị phản ứng oxy hoá, chất lượng sẽ giảm. Cà chua khi để trong tủ lạnh, toàn bộ hoặc một phần của nó sẽ bị ủng hoặc phần cuống sẽ bị nứt ra, dễ dàng phát sinh nấm mốc hoặc bị thối rữa.
Dưa chuột bảo quản ở nhiệt độ trong tủ lạnh 00C làm cho bề mặt giống như bị ngâm trong nước, vì vậy mất đi hương vị tự nhiên. Chuối tiêu nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 120C sẽ bị đen và thối rữa. Nếu để cơm trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột bị khô cứng, không còn mùi vị, ăn vào rất khó tiêu hoá. Khoai lang, cà, xoài, sữa non cũng không nên để trong tủ lạnh, vì chúng sẽ bị đen và biến chất.
PGS. TS Phạm Công Thành, chủ nhiệm bộ môn Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, rau quả có thể bảo quản 2-3 ngày trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Quá trình bảo quản phải chú ý không để vi sinh vật nhiễm vào. Bản thân rau quả có nguồn gốc tươi, sạch thì không thể phát sinh độc tố trong điều kiện bảo quản tốt. Tuy nhiên, vi sinh vật có trong nước mưa, ngập…thì cần chú ý. Nếu để vi sinh vật xâm nhập vào, thức ăn sẽ rất nhanh hỏng, vào cơ thể sẽ gây nên những bệnh trầm trọng về đường tiêu hoá.
Vì thế, rau được tích trữ phải là rau tốt, “khoẻ mạnh”, được rửa sạch trước khi c
ho vào tủ lạnh. Rau bảo quản thường không ngon do bị héo, lượng đường và chất khô bị tiêu hao nên chỉ tích trữ rau quả trong trường hợp cần thiết. Khi bảo quản nên phân loại riêng từng thứ một, cho vào túi ni lông, buộc hờ cho có không khí đi vào. Đối với những thực phẩm như thịt, cá…thì phải bảo quản lạnh đông, có thể dùng được đến 20 ngày.
Rau quả càng để lâu (tính cả quá trình vận chuyển, trên quầy bán và trong tủ lạnh) bao nhiêu thì lượng dưỡng chất càng ít bấy nhiêu. Vì thế, chỉ trong trường hợp hãn hữu không thể khắc phục, các bà nội trợ mới nên dự trữ.
trọng về đường tiêu hoá.
Vì thế, rau được tích trữ phải là rau tốt, “khoẻ mạnh”, được rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh. Rau bảo quản thường không ngon do bị héo, lượng đường và chất khô bị tiêu hao nên chỉ tích trữ rau quả trong trường hợp cần thiết. Khi bảo quản nên phân loại riêng từng thứ một, cho vào túi ni lông, buộc hờ cho có không khí đi vào. Đối với những thực phẩm như thịt, cá…thì phải bảo quản lạnh đông, có thể dùng được đến 20 ngày.
Rau quả càng để lâu (tính cả quá trình vận chuyển, trên quầy bán và trong tủ lạnh) bao nhiêu thì lượng dưỡng chất càng ít bấy nhiêu. Vì thế, chỉ trong trường hợp hãn hữu không thể khắc phục, các bà nội trợ mới nên dự trữ.

8 sai lầm khi chế biến rau xanh

Có những người ăn nhiều rau xanh mà cơ thể vẫn thiếu chất. Vấn đề chính là ở chỗ chúng ta mắc nhiều lỗi “ngớ ngẩn” khi chế biến chúng. Còn bạn, bạn có mắc phải những lỗi dưới đây không?

1. Rau xanh để lâu

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

2. Bỏ đi phần giàu vitamin nhất


Một số thói quen chế biến rau xanh của chúng ta cũng làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong rau xanh. Ví dụ cách chế biến để giá ngọt, không chát bằng cách bỏ phần đỗ, giữ lại phần thân. Vì hàm lượng vitamin C ở phần đỗ nhiều gấp 2 - 3 lần thân giá.

3. Dùng lửa nhỏ xào rau

Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.

Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.

4. Nấu xong rồi không ăn ngay

Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.

5. Chỉ ăn cái, bỏ nước

Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.

6. Thái trước, rửa sau

Rất nhiều người có thói quen cắt rau trước sau đó mới rử
a, thực ra làm như thế cũng sẽ làm cho một phần Vitamin tan vào trong nước.

7. Chỉ thích ăn rau xào

Một số người tin rằng thịt xào cùng với rau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể nhưng thực tế càng khiến cơ thể dễ hấp thụ dầu mỡ.

Rau nhiễm các loại thuốc trừ sâu, vi sinh... không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì thế nên rửa rau dưới vòi nước chảy thật kỹ.

Ăn hoa quả nhất định phải gọt vỏ.

lưu ý khi ăn trứng gà

Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được chế biến và ăn đúng cách.

Bí ẩn bên trong quả trứng gà

Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng, trọng lượng của một quả trứng gà nặng khoảng từ 55 - 60 gam, trong đó, vỏ của quả trứng chiếm 10% trọng lượng, 60% là lòng trắng và 30% là lòng đỏ. Trong một quả trứng gà có chứa khoảng 11% là protein, lòng trắng trứng gà là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B2, còn thành phần chủ yếu trong lòng đỏ của trứng gà là chất béo, tuy nhiên những chất béo này lại có đặc tính rất dễ chuyển hoá vì thế chúng dễ dàng được tiêu hoá và hấp thụ tại hệ tiêu hoá trong cơ thể.

Trong lòng đỏ trứng gà cũng có chứa 1,33 gam cholesterol trong mỗi 100 gam trọng lượng. Trung bình trong mỗi quả trứng gà có trọng lượng 60gam thì có chứa 7,9 gam protein, 7,9 gam chất béo, 103 đơn vị calo, 36 gam canxi, 132 gam phôt pho và 1,26 mg sắt.


Sai lầm khi ăn trứng

Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được chế biến và ăn đúng cách.

Trước hết, nhiều người cho rằng nên "kiêng" hẳn trứng nếu họ đang áp dụng một chế độ ăn kiêng, tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu lại phản bác điều này, và trái lại khuyên bạn nên bổ sung trứng vào trong chế độ ăn kiêng của mình, bởi lẽ trong trứng chỉ có chứa một hàm lượng tinh bột rất nhỏ thậm chí là không đáng kể, nhưng bù lại nó có chứa một lượng đáng kể protein, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu.

Thêm vào đó, cũng có nhiều người coi việc ăn trứng loãng là một món khoái khẩu hay thậm chí là ăn trứng gà khi mới đẻ, với hy vọng sẽ đảm bảo được toàn bộ những chất bổ dưỡng có trong trứng. Nhưng đây quả thực đây lại là thói quen và suy nghĩ rất tai hại, thậm chí gây nên những hậu

cách cắt bánh gatô

Để khi cắt bánh gatô không bị dính dao, trước khi cắt nên ngâm dao trong nước sôi một lúc, rồi dùng dao nóng để cắt.

Nếu muốn cắt bánh mỳ gối thật hoàn hảo, trước khi cắt đem dao hơ nóng rồi mới cắt. Bánh mỳ sẽ không bị dính vào nhau và không bị vỡ ra.

Còn nếu muốn bảo quản bánh mỳ thì cho bánh mỳ
ăn không hết vào túi nilon để cất giữ. Chú ý cho vào túi đựng một cành rau cần rửa sạch, có thể giữ được mùi vị thơm ngon của bánh và bánh không bị cứng.


Ngoài ra, có một số mẹo nhỏ khác với các loại bánh:

Cách xử lý bánh quy bị mềm: Để bánh được giòn trở lại, dùng máy sấy thổi vài phút, khi bánh nguội, bánh lại giòn như cũ. Cách khác là đặt bánh vào tủ lạnh sau 1 giờ, khi lấy ra ăn cũng giòn.

Cách cất giữ bánh ngọt: Để bánh ngọt vào hộp kín, cho vào một lát bánh mỳ mới, khi thấy bánh mỳ cứng nên thay ngay lát bánh mỳ khác. Bánh ngọt sẽ giữ được trong thời gian dài mà không bị biến chất.

trang trí bàn ăn

Bữa ăn dù ngon đến mấy cũng không thật hấp dẫn nếu bàn ăn thiếu tính thẩm mỹ. Những gợi ý trang trí bàn ăn sau giúp bữa ăn gia đình ấm cúng, thư giãn và ngon miệng hơn.

1.Tạo thú vị cho bữa điểm tâm
Hãy dùng vật dụng sáng màu trang trí bàn ăn. Để làm đẹp bàn ăn, không nhất thiết phải có khăn trải bàn hoặc vuông vải lót chén dĩa. Nếu biết may, bạn làm thêm các tấm đệm lót thích hợp cho chỗ ngồi và tấm tựa lưng cho ghế gỗ.

2.Tạo không gian ăn uống tập trung, ấm cúng
Chạm khắc mỹ thuật chân kiềng và chân bàn ăn tương xứ
ng các chữ khắc quanh bàn. Các bộ sưu tập vật dụng xinh đẹp như ấm trà, kiểu hộp đem lại cảm giác thú vị cho bữa ăn.

3.Thêm những vật dụng mỹ thuật mà không làm choán mặt bàn ăn nhỏ như: bộ cắm nến bằng bạc, đồ gốm tráng men màu xanh lá cây trên bệ cửa sổ. Những đồ đạc này được bày cố định không ảnh hưởng mặt bằng của bàn.

4. Bàn mặt kính thẩm mỹ
Chia khung mặt bàn dưới lớp kính làm 9 ô vuông bày hạt đậu khô hoặc những bộ sưu tập khác như vỏ sò ốc, vỏ hạt, hoa hoặc lá khô hay tấm thiệp, postcard hoặc ảnh cắt từ tạp chí ở phía dưới.

5. Khăn trải bàn
Tốt nhất bạn dùng ren làm khăn trải bàn ăn. Loại vải này không đắt tiền, khăn ren lớn phủ dài từ mặt bàn xuống các mặt bàn bên, có thể làm sang trọng ngay cả những bàn ít thẩm mỹ nhất.

bí quyết chọn bánh trung thu

Trên thị trường đã có nhiều loại bánh trung thu bày bán, dưới đây là bí quyết giúp bạn chọn được những chiếc bánh vừa đẹp mắt, thơm ngon, vừa đảm bảo chất lượng.

Để chọn được những chiếc bánh trung thu ngon nhất, trước khi mua bạn hãy quan sát màu của bánh. Bánh ngon có màu vàng hơi sậm và đều. Bao bì đựng bánh còn nguyên vẹn, kín không bị thủng hoặc xì hơi. Hình ảnh, logo công ty trên bao bì sắc nét, tên, địa chỉ công ty rõ ràng, ngày sản xuất và hạn sử dụng đầy đủ, trong từng gói bánh có gói bảo quản.

Là năm đầu tiên ra mắt nhãn hiệu bánh trung thu Long Đình, nên nhà hàng Long Đình đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu để làm bánh cũng hết sức cầu kỳ và khắt khe. Phải do chính tay các nghệ nhân làm bánh người Hong Kong chọn những nguyên liệu tốt nhất tại Hong Kong, cùng về Việt Nam để tạo nên hương vị bánh trung thu đặc trưng.


Điểm đặc biệt nữa phải kể đến đó là quy trình sản xuất bánh trung thu Long Đình với sự kết hợp hoàn hảo giữa phương pháp thủ công truyền thống và công nghệ làm bánh hiện đại.

Nhà hàng Long Đình có áp dụng hình thức giảm giá và khuyế
n mại dành cho quý khách đặt mua bánh trung thu với số lượng lớn.

Bạn có thể mua bánh trung thu Long Đình tại:
  • Nhà hàng Long Đình, 64B Quán Sứ, Hà Nội. ĐT: 04 942 9168.
  • Nhà hàng Triều Nhật, 288 Bà TRiệu, Hà Nội. ĐT: 04 9745 945.
  • Nhà hàng Phở Vuông, 229 Giảng Võ, 44 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội. ĐT: 04 9454741.
  • Hãng thời trang Cyna 11 Hàng Da, Hà Nội. ĐT: 04 928 9772.
  • Hoặc đặt bánh qua đường dây nóng: 0902 286 286

chế biến hải sản đúng cách

Bạn chớ để lẫn lộn hải sản sống và chín để ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào t hức ăn đã nấu chín. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.

Bên cạnh lợi ích về mặt sức khỏe, mùi vị của các món hải sản cũng rất tuyệt vời. Dưới đây là vài bí quyết giúp các bà nội trợ đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng trong quá trình chế biến những loại thực phẩm này.

1. Sau khi mua hải sản như tôm, mực, nếu chưa chế biến ngay, nên cất vào nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh. Bạn có thể giữ chúng 1-2 ngày. Riêng các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất, nên giữ loại hải sản này trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh.

Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa hải sản dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.

2. Khi rã đông, nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần dùng nhanh, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông, như vậy mới đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.

3. Hấp hải sản: Khi hấp các loại nghêu, sò, tôm... bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm. Nhớ phải đậy nắp thật chặt và giảm lửa.

Khi nước sôi, bạn tắt lửa, không mở nắp để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3 - 5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu, hải sản sẽ trở nên khô cứng, có thể mất vị ngọt của món ăn.

4. Nướng lò: Sau khi ướp gia vị hoặc rưới sốt lên hải sản, bạn gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.

5. Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng, bạn nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.

6. Nướng lửa: Nên phết một lớp dầu mỏng lên trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng, bạn trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.

7. Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến, nếu thái cá dày khoảng 2-2,5 cm, thường phải nấu trong 10 phút, bạn nên trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín. Nếu lát cá mỏng hơn, bạn không cần trở để tránh cá bị nát.

8. Nấu cá bằng lò vi sóng: Khi sốt hoặc nướng cá bằng giấy bạc, trung bình cần 15 phút để thực phẩm chín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.

9. Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.

cách xào thịt bò mềm

Thịt bò tươi ngon là một laọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thịt bò nhiều gân, thớ thịt thô nên thời gian tác dụng nhiệt càng dài thì thịt càng dai hơn, khi ăn sẽ không thấy ngon nữa. Vậy muốn xào thịt bò cho mềm, chúng ta nên làm như sau.

- Nên chọn miếng thịt không nhiều gân quá mà thịt cũng không dày quá.

Khi thái phải theo đúng phương pháp, trước hết phải cắt bỏ gân, sau đó cắt thành miếng dài thuận theo thớ thịt rồi mới thái ngang thành miếng mỏng.

- Với thịt bò xào, ngâm tẩm là một khâu quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng miếng thịt đã chín. Với 500g thịt bò đã lọc gân cắt thành miếng, bạn hãy dùng 2g carbonat natri và 75g dầu lạc đổ lẫn vào nhau, đảo đều. Sau đó, cho tiếp gia vị, 40g tinh bột, 120g nước lọc vào đảo đều rồi vừa đổ vào thịt bò vừa trộn kĩ, để yên vài phút. Dầu nước và tinh bột sẽ bị thịt bò hút khô. Đợi thêm nửa tiếng nữa mới có thể đem xào. Tất nhiên bạn cần chú ý:

+ Carbonat natri và dầu nhất định phải được trộn đều với nước trước - điều đó rất quan trọng.

+ Tỉ lệ dầu và nước phải thích hợp, dầu ít thì thịt sẽ khô xác, nước ít thì thịt sẽ không mềm. Sở dĩ cần cho dầu lạc vì khi bạn để yên hỗn hợp trên trong ít phút thì dầu sẽ từ từ ngấm vào thịt bò, tới khi bị nhiệt tác dụng vào, nước và dầu các thớ thịt bò sẽ nở phình ra rất nhanh, làm mềm cả một cơ cấu thịt vốn săn chắc. trong

- Thịt bò được tẩm gia vị theo phương pháp như trên sẽ rất mềm và thơm ngon. Khi xào cần phải tác dụng nhiệt một cách nhanh, mạnh, thời gian xào chớ nên kéo dài.

bí quyết luộc gà

Trên bàn thờ gia tiên đêm giao thừa, hay những ngày Tết đầu năm, trong gia đình người Việt hầu như đề u có một đĩa gà luộc. Dưới đây là bí quyết để có được một đĩa thịt gà ngon và đẹp mắt.

Nước luộc gà

Cứ mỗi 1 lít nước cho vào 20 g hành tím lột vỏ, nướng sơ cho củ hành se vỏ, rửa sạch lại và cho vào nồi cùng nước lạnh, 1 muỗng cà phê muối. Hành sẽ làm thơm nước luộc gà. Bạn nên cho gà vào lúc nước còn nguội để da gà không bị nứt vỡ. Sau đó luộc gà trong nước sôi lăn tăn không sủi bọt.


Tạo màu vàng hấp dẫn

- Nếu dùng gà đông lạnh, bạn phải để rã đông từ từ rồi mới luộc, nếu không luộc sẽ rất lâu chín, khó biết khi nào được và lúc chín, thịt thường ở dạng xơ tưa ra vì nước đá khi tiếp xúc với nước sôi sẽ tan nhanh, xé rách luôn thớ thịt.

- Để tạo cho gà có màu vàng óng, trông ngon mắt, tránh tình trạng luộc xong da bị sậm, xỉn màu thì khi gà vừa chín tới, bạn cần vớt ra khỏi nước sôi và ngâm ngay vào thau nước sạch, lạnh càng tốt. Ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị sậm xuống. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.


Luộc gà hồng đào

- Chuẩn bị: Bạn cần chọn gà giống nhỏ và còn tơ. Chặt gà làm hai theo chiều dọc. Chuẩn bị nồi nước luộc gà vừa đủ ngập gà khi bỏ vào, 1 đĩa sứ nặng đủ bỏ lọt qua miệng nồi dùng để dằn gà. Lá chanh hoặc lá cam thật non, có sắc xanh tơ lạt, rửa sạch, cắt dạng sợi mỏng, muối tiêu, chanh.

- Để nước sôi già, thả gà vào, dùng đũa nhận gà chìm dưới mặt nước sôi, canh đồng hồ đúng hai phút là tắt bếp, dùng đĩa sứ dằn cho gà không nổi lên mặt nước sôi, để gà ngâm nước nóng trong nồi qua 5 phút thì vớt ra, để dốc đứng cho gà ráo nước và nguội bớt là chặt ngang thành miếng nhỏ. Thịt gà luộc hồng đào dọn ra ăn phải còn nóng ấm. Sắp thịt gà ra đĩa, rắc lá chanh lên. Chấm muối tiêu với vài giọt chanh. Có người thích chấm món gà luộc hồng đào với nước mắm nguyên chất chỉ cho vào vài giọt chanh và ớt tươi xé nhỏ.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

hướng dẫn chọn rượu

Khi chế biến những món ăn có dùng rượu, hãy nghĩ đến 4 thành phần vị giác cơ bản mà lưỡi nhận b iết: mặn - ngọt - chua - cay. Khi tổ chức tiệc, nên biết chọn rượu, kết hợp với thức ăn để bữa tiệc đạt đến sự hoàn hảo nhất.

Nói chung, rượu và thức ăn liên quan với nhau, chẳng hạn uống rượu Pháp thì phải dùng thức ăn kiểu Pháp. Sau đây là hướng dẫn:

- Rượu đỏ uống buổi tối thường là rượu nguyên chất không pha và nồng, đôi khi hơi chát. Chúng thường được dùng cho những bữa tiệc thịnh soạn hoặc những thức ăn chất lượng cao, như thịt bò, thịt heo, thịt rừng, vịt, ngỗng và mì xào.

- Rượu trắng nhẹ hơn và có vị thơm, có thể cũng nguyên chất, chát hoặc ngọt và rất thơm. Dùn
g rượu trắng với các loại thức ăn như: gà, gà tây, cá, tôm cua sò, thịt jambon và thịt bê.

- Rượu hồng thì nhạt hơn rượu đỏ, nó cũng có thể nguyên chất hoặc được pha ngọt. Những rượu này dùng với jambon, gà rán, tôm sò cua, thức ăn nhanh và những món ăn buffet.

- Rượu khai vị dùng như rượu cocktail hoặc dùng trước bữa ăn để làm tăng thêm sự ngon miệng. Rượu vermouth - loại rượu trắng pha với hương liệu từ cây cỏ, có thể dùng với bất kỳ món khai vị nào. Rượu cocktail nhẹ thường được làm từ trái cây.


- Rượu bữa tráng miệng thì mạnh hơn và ngọt hơn rượu của bữa chính. Có thể chỉ dùng rượu này không hoặc dùng thêm với trái cây, bánh nướng, phômai tráng miệng, bánh cake hoặc bánh quy.

- Rượu trái cây hoặc rượu trắng, rượu đỏ thậm chí loại sủi tăm tất cả đều có thể dùng được. Chúng được ép và lên men như bất kỳ loại rượu nào nhưng được lọc bằng một quá trình đặc biệt.

- Khi mua rượu, bắt đầu ở cửa hàng bán sỉ. Sau đó, hãy tìm hiểu thông tin từ người chủ bán hàng để được hướng dẫn chọn lựa, cần nhớ rằng khẩu vị của bạn, chọn rượu và thức ăn phải thích hợp.

- Nói chung, bạn nên dùng rượu ở chai 750 ml. Một số loại rượu có thể có chai 1,5 lít thích hợp khi dùng cho nhiều người. Bạn có thể dùng thử trong các chai mẫu (nhỏ) để đảm bảo bạn chọn đúng, trước khi mua chai lớn.

- Cất rượu ở những nơi có nhiệt độ làm tăng thêm hương thơm của chúng. Rượu trắng, rượu hồng nên ướp lạnh, rượu đỏ nên dùng ở khoảng 65 độ.

- Cất rượu trong chai, chỉ mở chai khi rót, phần lớn các loại rượu không nên mở nắp.

- Khi uống, nên rót rượu ở mức 1/2-2/3 ly để bạn có thể giữ được hương thơm của rượu. Đối với rượu khai vị và rượu tráng miệng chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

5 mẹo vặt giúp món ăn ngon hơn

Bạn có thể làm một món ăn ngon, độc đáo chỉ với một vài mẹo vặt nho nhỏ mà không phải ai cũng biết.

1. Với nước mắm, nên nêm vào món ăn khi đã chín rồi bắc ra ngay vì đun lâu quá sẽ mất hết chất bổ có trong nước mắm. Đặc biệt là khi nấu canh chua, làm như thế mới giữ được chất đạm vitamin A, D và B12 có trong
nước mắm.

2.Thường thường, khi nấu ăn, bạn có thói quen ướp hạt tiêu vào thức ăn trước khi nấu. Nhưng các nhà dinh dưỡng học đã cảnh báo, hãy đợi đến khi thức ăn chín rồi thì mới cho hạt tiêu; vì nếu cho vào trước khi nấu, hạt tiêu có một số chất rất dễ gây ung thư.

3.Bạn nên lưu ý dùng các loại gia vị khi chế biến món ăn vì nếu dùng không đúng cách, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng.

4.Khi dùng muối để nấu ăn, tùy từng món, mà nên cho
muối vào trước hoặc sau khi đun nấu. Khi nấu thức ăn từ thịt các loại động vật, nếu muốn thịt có vị đậm và không làm giảm chất ngọt của thịt, bạn cho muối vào từ trước khi đun. Ngược lại, muốn có vị đậm ngọt ở nước, bạn nên đun sôi rồi mới cho muối vào.

5.Lưu ý khi xào thức ăn, bạn hãy cho muối vào ngay lúc dầu mỡ vừa sôi, khoảng 30 giây đến 1 phút sau hãy cho thức ăn vào xào thì sẽ giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Khi dùng bơ để chế biến món ăn, muốn tiết kiệm mà món ăn vẫn giữ được mùi bơ, trước tiên bạn vẫn đun dầu mỡ để chế biến món ăn. Món ăn chín rồi mới cho vào rồi xúc ra đĩa, hơi nóng sẽ giúp bơ tan chảy ra mang lại mùi đặc trưng cho món ăn của bạn.

Muốn giữ được mùi đặc trưng của rượu cho các món ăn, khi đun nấu, bạn không nên đổ hết lượng rượu vào để nấu mà chỉ nên đổ một nửa, còn một nửa khi nào thức ăn chín mới đổ vào.
(Theo Văn Hoá Nghệ Thuật Ăn uống)

chọn thịt tươi

Thịt là một nguồn thức ăn quan trọng. Để chọn thịt tươi ngon, sạch cần lưu ý nên mua thịt tại những nơi có cửa hàng cụ thể để bảo đảm trước tiên về nguồn thịt được cung cấp. Nên chọn nơi có quầy bán thịt cao ráo, sạch sẽ. Không nên mua thịt những nơi bày bán thấp hoặc để sát đất - dù có trải giấy lót, ni lông; gần cống rãnh, hố chứa rác.

Thịt là một nguồn thức ăn quan trọng. Để chọn thịt tươi ngon, sạch cần lưu ý nên mua thịt tại những nơi có cửa hàng cụ thể để bảo đảm trước tiên về nguồn thịt được cung cấp. Nên chọn nơi có quầy bán thịt cao ráo, sạch sẽ. Không nên mua thịt những nơi bày bán thấp hoặc để sát đất - dù có trải giấy lót, ni lông; gần cống rãnh, hố chứa rác

không để sữa đông lạnh

Sữa sau khi bị đông lạnh chất prôtêin trong sữa bị phân tán, chất a-xit lac-tic lắng đọng, hương vị của sữa bị giảm đi rất nhiều, các thành phần dinh dưỡng hấp thu khó k hăn hơn.